Cá_kiếm
27-03-08, 09:49
Sapa
Gần 6 giờ, tàu đến thành phố Lào Cai. Cả đoàn xuống tàu và bắt ô tô lên Sapa. Từ thành phố Lào Cai lên Sapa chừng 40 km, khoảng 30 km là đèo dốc.
Trời sáng sớm, ngồi trong ô tô vẫn còn ngửi thấy mùi ngai ngái và hắc từ cây cỏ dọc bên đường. Nhớ hồi nhỏ đi chạy thể dục buổi sáng, vẫn hay ngửi thấy mùi này. Có lời đồn rằng, nếu ai đó ngửi thấy mùi này mà khen thơm sẽ bị hồn ma nấp sau gốc cây dắt đi. Đã có lần tôi giả vờ khen trong bụng nhưng vẫn không bị ma dắt hồn, có thể do tôi khen trong bụng con ma không biết, hoặc nó biết nhưng thấy tôi khen không thật nên không bắt.
Khoảng 7h30, ô tô đến Sapa. Đây đúng là thị trấn của đèo dốc, mỗi con đường là một con dốc. Từ ô tô đi bộ về nhà nghỉ phải qua một con đường dốc. Bước chân ra khỏi nhà nghỉ đã gặp dốc, nếu muốn đi tiếp thì phải lên dốc hoặc xuống dốc. Những ngõ nhỏ dẫn từ đường này qua đường khác cũng là dốc, người ta thường làm thành bậc thang cho dễ đi. Ngay cả chợ Sapa nhỏ tí cũng phải nằm nghiêng vì dốc.
Ớn nhất là hôm đầu tiên, đi xuống bản Cát Cát. Con đường từ thị trấn Sapa đến bản Cát Cát là một con dốc dài, bám theo sườn đồi núi. Đường nhỏ, đa số các đoạn chỉ vừa một làn xe, có nhiều khúc ngoặt. Ngồi trong ô tô có cảm giác chênh vênh, chỉ sợ xe mất phanh lao mẹ nó xuống vực chết tan xác.
-----
Dân tộc thiểu số Việt Nam thì ở vùng miền nào cũng là thiểu số. Trên Sapa cứ tưởng toàn dân tộc, nhưng đi đâu cũng thấy bọn Kinh nhiều hơn giống khác. Người dân tộc trên đó mà tôi thấy chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. Thỉnh thoảng mới thấy một vài ông dân tộc làm nghề bốc vác.
Các cháu dân tộc tuổi teen trở xuống toàn gọi tôi bằng chú mở ngoặc bây giờ không chỉ các cháu tuổi teen dân tộc thiểu số mà các cháu tuổi teen dân tộc đa số đều gọi tôi bằng chú đóng ngoặc, cay thế. Mở miệng ra là chú, một chú hai cũng chú. Ờ thì chú xưng chú để cho đỡ cãi nhau với chúng mày.
Những cháu dân tộc tầm 13 -14 tuổi, cháu nào mặt mũi cũng lem nhem. Còn chỗ nào trên mặt mà không lem nhem thì lại hây hây đến là đẹp. Mỗi lần gặp các cháu chú đều giơ máy ảnh lên chuẩn bị bấm máy. Các cháu thấy máy ảnh của chú lại quay mặt đi, đưa tay lên như muốn che giấu điều gì đó riêng tư trên khuôn mặt. Chú lại thả máy xuống, vì không muốn xâm hại đến sự riêng tư đó. Đôi lúc không cưỡng lại được, đành bấm máy, mặc cho sự riêng tư của các cháu bị xâm phạm và tự an ủi rằng các cháu quay mặt đi và lấy tay che là giấu đi được hết sự riêng tư ấy rồi.
Lại có những cháu, thấy chú giơ máy ảnh lên là cười toe toét, cười làm duyên. Chú bấm máy xong thì cháu cũng nhảy bổ vào chú, bắt mua quà lưu niệm cho bằng được. Quà lưu niệm gì mà toàn dây đeo tay với ví thổ cẩm cho phụ nữ, chú có dùng quái đâu. Cháu cứ nằng nặc bảo chú chụp ảnh cháu thì chú phải mua đồ của cháu. Cháu gian ********* tả, nói cứ như là trước khi chụp cháu với chú đã thỏa thuận với nhau là chụp ảnh xong chú sẽ mua không bằng.
Trẻ con ở Sapa nói tiếng Anh như máy. Hôm xuống bản Cát Cát, thấy một cháu tầm 11 tuổi đi với một em Tây mặc áo hai dây. Hai người cứ líu ríu nói chuyện với nhau làm tôi tò mò đi theo hóng hớt. Vểnh tai mãi thì cuối cùng cũng nghe rõ được một câu rằng - có một thằng đang cầm máy ảnh lẽo đẽo theo chúng ta như bị điên. Ra là nó chửi mình. Sư nó!
----
Dân Sapa có vẻ chuộng đồ nướng, khoai nướng, ngô nướng, trứng gà nướng, trứng vịt lộn nướng, thịt xiên nướng, chim sẻ nướng, cá nướng, vân vân ăn mãi mà không thấy ngon.
Chiều 2/9, cả đoàn tổ chức ăn giỗ cụ Hồ bằng món lẩu thắng cố. Nhìn nồi lẩu toàn các thứ ruột gan phèo phổi lá lách của ngựa nổi lềnh bềnh. Cố lắm cũng nhằn được 5 miếng. Đến tối đói bụng không ngủ được, lại leo dốc đi ăn đồ nướng.
Món ăn kết nhất là ở đây là lolotica (chỉ có cháo lòng với lòng lợn, còn tiết canh chưa được ăn) và gỏi cá hồi.
----
Tối 3/9, cả đoàn lại lên tàu.
Gần 8h sáng tàu đến ga Long Biên, trời Hà nội mưa.
http://farm2.static.flickr.com/1200/1329681590_ad62b58c91.jpg
http://farm2.static.flickr.com/1372/1329663366_8d0ef1d6a2.jpg
Gần 6 giờ, tàu đến thành phố Lào Cai. Cả đoàn xuống tàu và bắt ô tô lên Sapa. Từ thành phố Lào Cai lên Sapa chừng 40 km, khoảng 30 km là đèo dốc.
Trời sáng sớm, ngồi trong ô tô vẫn còn ngửi thấy mùi ngai ngái và hắc từ cây cỏ dọc bên đường. Nhớ hồi nhỏ đi chạy thể dục buổi sáng, vẫn hay ngửi thấy mùi này. Có lời đồn rằng, nếu ai đó ngửi thấy mùi này mà khen thơm sẽ bị hồn ma nấp sau gốc cây dắt đi. Đã có lần tôi giả vờ khen trong bụng nhưng vẫn không bị ma dắt hồn, có thể do tôi khen trong bụng con ma không biết, hoặc nó biết nhưng thấy tôi khen không thật nên không bắt.
Khoảng 7h30, ô tô đến Sapa. Đây đúng là thị trấn của đèo dốc, mỗi con đường là một con dốc. Từ ô tô đi bộ về nhà nghỉ phải qua một con đường dốc. Bước chân ra khỏi nhà nghỉ đã gặp dốc, nếu muốn đi tiếp thì phải lên dốc hoặc xuống dốc. Những ngõ nhỏ dẫn từ đường này qua đường khác cũng là dốc, người ta thường làm thành bậc thang cho dễ đi. Ngay cả chợ Sapa nhỏ tí cũng phải nằm nghiêng vì dốc.
Ớn nhất là hôm đầu tiên, đi xuống bản Cát Cát. Con đường từ thị trấn Sapa đến bản Cát Cát là một con dốc dài, bám theo sườn đồi núi. Đường nhỏ, đa số các đoạn chỉ vừa một làn xe, có nhiều khúc ngoặt. Ngồi trong ô tô có cảm giác chênh vênh, chỉ sợ xe mất phanh lao mẹ nó xuống vực chết tan xác.
-----
Dân tộc thiểu số Việt Nam thì ở vùng miền nào cũng là thiểu số. Trên Sapa cứ tưởng toàn dân tộc, nhưng đi đâu cũng thấy bọn Kinh nhiều hơn giống khác. Người dân tộc trên đó mà tôi thấy chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. Thỉnh thoảng mới thấy một vài ông dân tộc làm nghề bốc vác.
Các cháu dân tộc tuổi teen trở xuống toàn gọi tôi bằng chú mở ngoặc bây giờ không chỉ các cháu tuổi teen dân tộc thiểu số mà các cháu tuổi teen dân tộc đa số đều gọi tôi bằng chú đóng ngoặc, cay thế. Mở miệng ra là chú, một chú hai cũng chú. Ờ thì chú xưng chú để cho đỡ cãi nhau với chúng mày.
Những cháu dân tộc tầm 13 -14 tuổi, cháu nào mặt mũi cũng lem nhem. Còn chỗ nào trên mặt mà không lem nhem thì lại hây hây đến là đẹp. Mỗi lần gặp các cháu chú đều giơ máy ảnh lên chuẩn bị bấm máy. Các cháu thấy máy ảnh của chú lại quay mặt đi, đưa tay lên như muốn che giấu điều gì đó riêng tư trên khuôn mặt. Chú lại thả máy xuống, vì không muốn xâm hại đến sự riêng tư đó. Đôi lúc không cưỡng lại được, đành bấm máy, mặc cho sự riêng tư của các cháu bị xâm phạm và tự an ủi rằng các cháu quay mặt đi và lấy tay che là giấu đi được hết sự riêng tư ấy rồi.
Lại có những cháu, thấy chú giơ máy ảnh lên là cười toe toét, cười làm duyên. Chú bấm máy xong thì cháu cũng nhảy bổ vào chú, bắt mua quà lưu niệm cho bằng được. Quà lưu niệm gì mà toàn dây đeo tay với ví thổ cẩm cho phụ nữ, chú có dùng quái đâu. Cháu cứ nằng nặc bảo chú chụp ảnh cháu thì chú phải mua đồ của cháu. Cháu gian ********* tả, nói cứ như là trước khi chụp cháu với chú đã thỏa thuận với nhau là chụp ảnh xong chú sẽ mua không bằng.
Trẻ con ở Sapa nói tiếng Anh như máy. Hôm xuống bản Cát Cát, thấy một cháu tầm 11 tuổi đi với một em Tây mặc áo hai dây. Hai người cứ líu ríu nói chuyện với nhau làm tôi tò mò đi theo hóng hớt. Vểnh tai mãi thì cuối cùng cũng nghe rõ được một câu rằng - có một thằng đang cầm máy ảnh lẽo đẽo theo chúng ta như bị điên. Ra là nó chửi mình. Sư nó!
----
Dân Sapa có vẻ chuộng đồ nướng, khoai nướng, ngô nướng, trứng gà nướng, trứng vịt lộn nướng, thịt xiên nướng, chim sẻ nướng, cá nướng, vân vân ăn mãi mà không thấy ngon.
Chiều 2/9, cả đoàn tổ chức ăn giỗ cụ Hồ bằng món lẩu thắng cố. Nhìn nồi lẩu toàn các thứ ruột gan phèo phổi lá lách của ngựa nổi lềnh bềnh. Cố lắm cũng nhằn được 5 miếng. Đến tối đói bụng không ngủ được, lại leo dốc đi ăn đồ nướng.
Món ăn kết nhất là ở đây là lolotica (chỉ có cháo lòng với lòng lợn, còn tiết canh chưa được ăn) và gỏi cá hồi.
----
Tối 3/9, cả đoàn lại lên tàu.
Gần 8h sáng tàu đến ga Long Biên, trời Hà nội mưa.
http://farm2.static.flickr.com/1200/1329681590_ad62b58c91.jpg
http://farm2.static.flickr.com/1372/1329663366_8d0ef1d6a2.jpg