Kiếm&sons
05-07-07, 17:42
Thăng Long
Nghiên cứu tự tử - vấn nạn của xã hội hiện đại
Một nguồn tin cho biết một cơ quan chính phủ Nhật dự định tiến hành một cuộc điều tra toàn quốc vào mùa thu này về nguyên nhân tự tử, bằng cách phỏng vấn hàng trăm gia đình nạn nhân thương tâm, với nỗ lực nhằm giảm tỷ lệ tự tử.
Trung tâm ngăn ngừa tự tử, được thành lập tại Kodaira, Tokyo năm ngoái nhằm tìm ra các biện pháp ngăn ngừa tự tử sau khi phân tích kết quả cuộc điều tra lần này, đồng thời họ cũng trợ giúp những gia đình nạn nhân xấu số sự ủng hộ về mặt tâm lý.
Vấn nạn tự tử trên toàn quốc đã đạt mức kỷ lục 30,000 người trong vòng 9 năm liên tiếp. Tuy nhiên, một nghiên cứu tổng hợp về nguyên nhân người ta tự tử vẫn chưa được đưa ra. Thống kê của Cục cảnh sát quốc gia và các tổ chức khác chỉ cho thấy các xu hướng và các mô hình rõ rệt có liên quan đến tự tử.
Cuộc điều tra lần này sẽ là lần đầu tiên thu thập các thông tin chi tiết về tự tử trên phạm vi toàn quốc.
Năm tài chính trước, giám đốc trung tâm, Tadashi Takeshima, và các nghiên cứu viên đã tiến hành một thử nghiệm, theo đó, họ đã phỏng vấn các gia đình đau thương của 25 nạn nhân tự tử và so sánh hoàn cảnh gia đình họ với hoàn cảnh gia đình của 25 gia đình láng giềng khác, dựa trên cơ sở những gia đình láng giềng này có hoàn cảnh tương tự những gia đình nạn nhân tự tử về độ tuổi nhưng không có ai tự tử.
Kết quả thử nghiệm cho thấy các xu hướng dưới đây trong số 25 nạn nhân tự tử:
- Ứng xử bất cẩn trong tháng cuối đời trước khi chết, bao gồm ngừng uống thuốc đã kê, vi phạm luật giao thông và gây ra các tai nạn giao thông.
- Đã từng có ý định tự tử (7/25)
- Phát triển sự lệch lạc tinh thần trước khi quyên sinh (70%)
- Giảm tiếp xúc với người ngoài gia đình và có xu hướng gìn giữ bản thân trong tháng tự tử.
Với sự cộng tác của các chính quyền sở tại, và các thành phố lớn được chỉ định, trung tâm sẽ tiến hành điều tra các gia đình của những nạn nhân tự tử năm nay và phỏng vấn họ bởi một nhóm kiểm soát.
Theo trung tâm, các chuyên gia tâm lý và sức khoẻ cộng đồng sẽ thực hiện các cuộc phỏng vấn. Họ sẽ nêu các câu hỏi về cuộc sống của những nạn nhân tự tử, bao gồm những thói quen hàng ngày, liệu họ có bệnh tâm thần hay bệnh lý khác, về thu nhập của họ, nợ nần, số giờ làm việc và quan hệ với mọi người.
Bằng việc phân tích các tác nhân có thể như nợ nần, mệt mỏi và hăm doạ, và những sự kiện khác đã xảy ra trước khi tự tử, trung tâm dự định tìm ra nguyên nhân khiến người ta tự kết liễu đời mình và những biện pháp có thể ngăn chặn họ làm như vậy.
Trong trường hợp sự trợ giúp y học từng bất lực ngăn chặn một bệnh nhân tự tử, trung tâm dự định nghiên cứu phạm vi các biện pháp điều trị đã được áp dụng ra sao và tại sao chúng lại thất bại.
Nhằm giảm gánh nặng tâm lý đối với những gia đình nạn nhân tham gia cuộc khảo sát lần này, trung tâm sẽ huấn luyện các nghiên cứu viên thực hiện cuộc phỏng vấn của họ một cách tinh tế.
Trung tâm dự định lập báo cáo đầu tiên về kết quả điều tra vào mùa xuân tới và sử dụng phát hiện của mình đề ra những biện pháp tạm thời. Trung tâm cho biết họ sẽ tiếp tục sự nghiên cứu để xác định các dấu hiệu và các xu hướng cụ thể mà các nạn nhân tự tử biểu hiện.
Các thống kê của NPA không cho thấy những kết quả cụ thể nói trên, mà chỉ ghi lại số lượng vụ tự tử, và độ tuổi và một số thông tin cơ bản khác về các nạn nhân. Họ phân chia các yếu tố và nguyên nhân tự tử thành các hạng mục rộng như các vấn đề sức khoẻ và tài chính.
Theo một báo cáo đã được công bố, tại Phần Lan, một biện pháp ở quy mô quốc gia đã thành công trong việc giảm tỷ lệ tự tử trong toàn quốc từ 30.4/ 100,000 người vào năm 1990 xuống 21.1 /100,000 người vào năm 2002.
Với biện pháp sơ bộ này, Phần Lan đã tiến hành phỏng vấn các gia đình nạn nhân tự tử trong thời gian một năm, bắt đầu từ mùa xuân năm 1987. Kết quả cho thấy có sự liên kết chặt chẽ giữa tự tử và nghiện rượu và chán đời. Những kết quả này được xem xét trong việc đề ra các biện pháp ngăn chặn.
Tháng trước, chính phủ Nhật Bản quyết định ưu tiên phân tích hoàn cảnh nạn nhân tự tử như một vấn đề mấu chốt trong những chính sách chỉ đạo tổng hợp của mình.
Không phải tất cả các con nợ nặng đều tự tử Takeshima nói. Rất nhiều điều phải xảy ra trước khi mọi người chọn cái chết. Chúng tôi muốn tìm được gợi ý về những biện pháp có thể nhằm ngăn chặn nạn tự tử bằng cách lần vết từng bước một.
(5/7/2007)
Kiếm&Sons nông nhàn ngứa nghề
http://www.yomiuri.co.jp/dy/national/20070705TDY02009.htm
Nghiên cứu tự tử - vấn nạn của xã hội hiện đại
Một nguồn tin cho biết một cơ quan chính phủ Nhật dự định tiến hành một cuộc điều tra toàn quốc vào mùa thu này về nguyên nhân tự tử, bằng cách phỏng vấn hàng trăm gia đình nạn nhân thương tâm, với nỗ lực nhằm giảm tỷ lệ tự tử.
Trung tâm ngăn ngừa tự tử, được thành lập tại Kodaira, Tokyo năm ngoái nhằm tìm ra các biện pháp ngăn ngừa tự tử sau khi phân tích kết quả cuộc điều tra lần này, đồng thời họ cũng trợ giúp những gia đình nạn nhân xấu số sự ủng hộ về mặt tâm lý.
Vấn nạn tự tử trên toàn quốc đã đạt mức kỷ lục 30,000 người trong vòng 9 năm liên tiếp. Tuy nhiên, một nghiên cứu tổng hợp về nguyên nhân người ta tự tử vẫn chưa được đưa ra. Thống kê của Cục cảnh sát quốc gia và các tổ chức khác chỉ cho thấy các xu hướng và các mô hình rõ rệt có liên quan đến tự tử.
Cuộc điều tra lần này sẽ là lần đầu tiên thu thập các thông tin chi tiết về tự tử trên phạm vi toàn quốc.
Năm tài chính trước, giám đốc trung tâm, Tadashi Takeshima, và các nghiên cứu viên đã tiến hành một thử nghiệm, theo đó, họ đã phỏng vấn các gia đình đau thương của 25 nạn nhân tự tử và so sánh hoàn cảnh gia đình họ với hoàn cảnh gia đình của 25 gia đình láng giềng khác, dựa trên cơ sở những gia đình láng giềng này có hoàn cảnh tương tự những gia đình nạn nhân tự tử về độ tuổi nhưng không có ai tự tử.
Kết quả thử nghiệm cho thấy các xu hướng dưới đây trong số 25 nạn nhân tự tử:
- Ứng xử bất cẩn trong tháng cuối đời trước khi chết, bao gồm ngừng uống thuốc đã kê, vi phạm luật giao thông và gây ra các tai nạn giao thông.
- Đã từng có ý định tự tử (7/25)
- Phát triển sự lệch lạc tinh thần trước khi quyên sinh (70%)
- Giảm tiếp xúc với người ngoài gia đình và có xu hướng gìn giữ bản thân trong tháng tự tử.
Với sự cộng tác của các chính quyền sở tại, và các thành phố lớn được chỉ định, trung tâm sẽ tiến hành điều tra các gia đình của những nạn nhân tự tử năm nay và phỏng vấn họ bởi một nhóm kiểm soát.
Theo trung tâm, các chuyên gia tâm lý và sức khoẻ cộng đồng sẽ thực hiện các cuộc phỏng vấn. Họ sẽ nêu các câu hỏi về cuộc sống của những nạn nhân tự tử, bao gồm những thói quen hàng ngày, liệu họ có bệnh tâm thần hay bệnh lý khác, về thu nhập của họ, nợ nần, số giờ làm việc và quan hệ với mọi người.
Bằng việc phân tích các tác nhân có thể như nợ nần, mệt mỏi và hăm doạ, và những sự kiện khác đã xảy ra trước khi tự tử, trung tâm dự định tìm ra nguyên nhân khiến người ta tự kết liễu đời mình và những biện pháp có thể ngăn chặn họ làm như vậy.
Trong trường hợp sự trợ giúp y học từng bất lực ngăn chặn một bệnh nhân tự tử, trung tâm dự định nghiên cứu phạm vi các biện pháp điều trị đã được áp dụng ra sao và tại sao chúng lại thất bại.
Nhằm giảm gánh nặng tâm lý đối với những gia đình nạn nhân tham gia cuộc khảo sát lần này, trung tâm sẽ huấn luyện các nghiên cứu viên thực hiện cuộc phỏng vấn của họ một cách tinh tế.
Trung tâm dự định lập báo cáo đầu tiên về kết quả điều tra vào mùa xuân tới và sử dụng phát hiện của mình đề ra những biện pháp tạm thời. Trung tâm cho biết họ sẽ tiếp tục sự nghiên cứu để xác định các dấu hiệu và các xu hướng cụ thể mà các nạn nhân tự tử biểu hiện.
Các thống kê của NPA không cho thấy những kết quả cụ thể nói trên, mà chỉ ghi lại số lượng vụ tự tử, và độ tuổi và một số thông tin cơ bản khác về các nạn nhân. Họ phân chia các yếu tố và nguyên nhân tự tử thành các hạng mục rộng như các vấn đề sức khoẻ và tài chính.
Theo một báo cáo đã được công bố, tại Phần Lan, một biện pháp ở quy mô quốc gia đã thành công trong việc giảm tỷ lệ tự tử trong toàn quốc từ 30.4/ 100,000 người vào năm 1990 xuống 21.1 /100,000 người vào năm 2002.
Với biện pháp sơ bộ này, Phần Lan đã tiến hành phỏng vấn các gia đình nạn nhân tự tử trong thời gian một năm, bắt đầu từ mùa xuân năm 1987. Kết quả cho thấy có sự liên kết chặt chẽ giữa tự tử và nghiện rượu và chán đời. Những kết quả này được xem xét trong việc đề ra các biện pháp ngăn chặn.
Tháng trước, chính phủ Nhật Bản quyết định ưu tiên phân tích hoàn cảnh nạn nhân tự tử như một vấn đề mấu chốt trong những chính sách chỉ đạo tổng hợp của mình.
Không phải tất cả các con nợ nặng đều tự tử Takeshima nói. Rất nhiều điều phải xảy ra trước khi mọi người chọn cái chết. Chúng tôi muốn tìm được gợi ý về những biện pháp có thể nhằm ngăn chặn nạn tự tử bằng cách lần vết từng bước một.
(5/7/2007)
Kiếm&Sons nông nhàn ngứa nghề
http://www.yomiuri.co.jp/dy/national/20070705TDY02009.htm