Earl Grey
14-05-06, 20:19
Cho em mượn tạm chỗ này để em viết linh tinh mỗi khi buồn, em xin cảm ơn :60:
1. Về quê
Hồi nhỏ cứ mỗi khi được nghỉ dài dài mẹ lại dắt hai chị em tôi về quê. Bố tôi hồi đấy đi bộ đội nên chẳng mấy khi được về nhà, một mình mẹ phải nuôi hai chị em khôn lớn. Ngày đấy nhà chúng tôi ở khoảng 8m2 chỉ đủ kê một cái giường và một cái tủ, bếp thì nấu ở ngoài và mọi thứ sinh hoạt như tắm rửa đều phải xuống dưới nhà. Như vậy quê cũng là một chỗ quá tốt với chúng tôi ít là là thoáng mát và rộng rãi hơn. Khi tôi còn nhỏ mẹ kể thường phải địu tôi sau lưng bằng áo mưa, dắt chị tôi và đi bộ hoặc đi nhờ ai đó tốt bụng đèo về gần nhà. Có lần về đến gần nhà thì áo mưa địu tôi rách gần hết, cũng may mà chưa rách hết, có lẽ số tôi cũng chưa tận. Hồi đấy có gì mẹ cũng mang về quê, nào là vải, nào là những thứ chai lọ lủng củng, tôi chỉ nhớ là mẹ mang một ba lô đầy.
Khi nhà chú tôi chuyển ra Vinh thì chúng tôi thường từ ga về nhà chú rồi mới đi xe đạp về nhà. Tôi nhớ là đường rất xa, trên đường rất nhiều hoa mua nở. Có lần tôi bứt được một đống hoa nhưng rồi xước hết cả tay vì thân của nó dai quá, đến khi về được đến nhà thì đống hoa mua của tôi cũng đã héo hết. Sau này chị em tôi chuyển về quê sống thì chẳng đứa nào thèm hái hoa mua nữa vì nó mọc đầy đường.
Đường về quê tôi rất bé, bé đến nỗi cảm giác như chỉ đủ để cho hai xe đạp đi song song, đường ruộng ghồ ghề, nhiều ổ gà được nấp dưới những lớp rơm sau mùa gặt. Mỗi khi trời mưa thì đường trơn kinh khủng và thỉnh thoảng chúng tôi suýt ngã. Những lúc ấy, dân làng không bao giờ đi dép vì dễ ngã, họ thường đi chân đất, lấy những ngón chân bám xuống đất mà đi. Quê tôi có dòng sông bên lở bên bồi, đến mùa cạn thì nước ở đáy sông chỉ ngập đến bụng con trâu. Sông là nơi cung cấp nước chính cho sinh hoạt của người dân. Sông là nơi giặt chiếu, nơi tắm trâu, nơi tắm người, nơi rửa rau, nơi bắt cá, nơi những con thuyền xuôi ngược...
Bên sông có gia đình ông Sỹ, ông bị chết đuối trong một đêm mưa, ba ngày sau xác mới nổi lên. Người ta tìm thấy chiếc xe đạp của ông trên bờ và cũng không hiểu tại sao, công an về làng chỉ kết luận chết đuối. Dân làng đồn rằng ông bị vợ giết, người ta còn nói do ông suốt ngày đi cờ bạc rồi đánh vợ con nên cực chẳng đã bà ấy mới phải làm thế. Có người còn nói hồn ma của ông vẫn lởn vỏn quanh ngôi nhà, ngôi nhà mà sau này tôi không bao giờ dám lại gần. Rồi sau đó ít lâu mẹ ông cũng mất, dân làng không nói gì, chắc mất vì già. Bà nội tôi giận bà ấy từ lâu lắm rồi, nghe nói ngày ấy khi ông tôi đi làm cách mạng thì ở nhà bà tôi bị quy địa chủ. Bà đã lén chôn những cái mâm và nồi đồng để không bị tịch thu nhưng bà Sỹ lại khai ra nên đồ thì không những bị tich thu mà bà tôi còn bị đánh cho một trận. Nghe nói sau này bà cũng không được con dâu đối xử cho đàng hoàng. Bà tôi bảo cái gì cũng có quả báo, trời rất công bằng. Bốn đứa con nhà ấy ra đi từ ngày đấy. Dòng sông thì vẫn cứ êm đềm trôi qua thời gian, trôi qua những số phận, những cuộc đời.
Khi đã lớn, mỗi lần quay lại dòng sông tôi lại thấy nó nhỏ dần, nhỏ dần. Hồi xưa mỗi lần đi đò qua sông với tôi là một sự kiện. Giờ thì chính tôi cũng phải ngạc nhiên sao nó lại nhỏ đến thế. Đúng là tôi đã lớn, đã qua nhiều dòng sông, đã đi qua nhiều biển lớn để rồi nhận ra rằng những gì ta cho là to lớn, là vĩ đại cuối cùng cũng nhỏ bé như chính chúng ta vậy. Hồi xưa đối với tôi ông là một thần tượng, ông biết cả tiếng Pháp, Nga, Anh, ông đi sang tận châu Âu, ông đi khắp đất nước chiến đấu để rồi trở về yêu quê mình hơn. Ông tôi là người uyên bác nhất làng. Cho đến một ngày khi nghe chị kể chuyện về ông, tôi buột miệng ông làm thế là sai rồi, chị tôi bảo ừ, chị cũng không hiểu sao ông làm thế; tôi chợt nhận ra rằng chúng tôi đã lớn, đã biết thế nào là đúng, thế nào là sai. Hồi xưa người lớn bảo tôi thế nào thì tôi làm thế, bảo tôi sai thì tôi biết thế. Hoá ra khi lớn lên, khi học nhiều, khi đi nhiều người ta biết nhận thức những điều mà người lớn không nói.
Có người ví cuộc đời như một dòng sông nhỏ ở một vùng quê xa xôi, rồi hoà vào dòng sông lớn hơn để rồi chảy ra biển lớn, tôi không biết mình thấy đại dương của mình chưa, tôi cũng không biết có cái gì ở bên kia đại dương. Tôi chỉ biết trước mắt tôi là một đại dương, những điều tôi chưa biết, những điều tôi muốn biết. Mẹ tôi bảo cứ đi đi rồi con sẽ thấy những điều không nhỏ bé. Đôi khi tôi cảm thấy tôi đã đi quá xa, tôi cảm thấy tôi trở nên xa lạ với những con người tôi đã cùng sống. Khi tôi nghĩ về những người bạn cùng học, đứa thì ấy chồng rồi ở nhà làm ruộng, đứa thì sang làng bên lấy chồng thợ mộc, có đứa sang Hàn Quốc xuất khẩu lao động, có đứa đi ra Vinh làm công nhân, đứa thì vào Tây Nguyên làm công trường, đứa thì sang Đài Loan làm oshin... Bố mẹ chúng thường xót xa, sao ngày xưa tụi bay giống nhau giờ con sướng thế. Tôi không sướng, tôi cũng không hơn họ, tôi chỉ may mắn hơn vì tôi đã thấy những dòng sông lớn hơn. Đôi khi tôi tự hỏi tôi có nên đi tiếp ra biển không vì tôi sợ sẽ không đến được bờ bên kia, tôi sợ sẽ đi một chặng đường dài bỏ lại sau lưng những dòng sông nhỏ để rồi khi ra biển lớn lại không biết mình đang đi về đâu. Người ta bảo quay đầu lại là bờ, vậy đâu là bến bờ của tôi?
1. Về quê
Hồi nhỏ cứ mỗi khi được nghỉ dài dài mẹ lại dắt hai chị em tôi về quê. Bố tôi hồi đấy đi bộ đội nên chẳng mấy khi được về nhà, một mình mẹ phải nuôi hai chị em khôn lớn. Ngày đấy nhà chúng tôi ở khoảng 8m2 chỉ đủ kê một cái giường và một cái tủ, bếp thì nấu ở ngoài và mọi thứ sinh hoạt như tắm rửa đều phải xuống dưới nhà. Như vậy quê cũng là một chỗ quá tốt với chúng tôi ít là là thoáng mát và rộng rãi hơn. Khi tôi còn nhỏ mẹ kể thường phải địu tôi sau lưng bằng áo mưa, dắt chị tôi và đi bộ hoặc đi nhờ ai đó tốt bụng đèo về gần nhà. Có lần về đến gần nhà thì áo mưa địu tôi rách gần hết, cũng may mà chưa rách hết, có lẽ số tôi cũng chưa tận. Hồi đấy có gì mẹ cũng mang về quê, nào là vải, nào là những thứ chai lọ lủng củng, tôi chỉ nhớ là mẹ mang một ba lô đầy.
Khi nhà chú tôi chuyển ra Vinh thì chúng tôi thường từ ga về nhà chú rồi mới đi xe đạp về nhà. Tôi nhớ là đường rất xa, trên đường rất nhiều hoa mua nở. Có lần tôi bứt được một đống hoa nhưng rồi xước hết cả tay vì thân của nó dai quá, đến khi về được đến nhà thì đống hoa mua của tôi cũng đã héo hết. Sau này chị em tôi chuyển về quê sống thì chẳng đứa nào thèm hái hoa mua nữa vì nó mọc đầy đường.
Đường về quê tôi rất bé, bé đến nỗi cảm giác như chỉ đủ để cho hai xe đạp đi song song, đường ruộng ghồ ghề, nhiều ổ gà được nấp dưới những lớp rơm sau mùa gặt. Mỗi khi trời mưa thì đường trơn kinh khủng và thỉnh thoảng chúng tôi suýt ngã. Những lúc ấy, dân làng không bao giờ đi dép vì dễ ngã, họ thường đi chân đất, lấy những ngón chân bám xuống đất mà đi. Quê tôi có dòng sông bên lở bên bồi, đến mùa cạn thì nước ở đáy sông chỉ ngập đến bụng con trâu. Sông là nơi cung cấp nước chính cho sinh hoạt của người dân. Sông là nơi giặt chiếu, nơi tắm trâu, nơi tắm người, nơi rửa rau, nơi bắt cá, nơi những con thuyền xuôi ngược...
Bên sông có gia đình ông Sỹ, ông bị chết đuối trong một đêm mưa, ba ngày sau xác mới nổi lên. Người ta tìm thấy chiếc xe đạp của ông trên bờ và cũng không hiểu tại sao, công an về làng chỉ kết luận chết đuối. Dân làng đồn rằng ông bị vợ giết, người ta còn nói do ông suốt ngày đi cờ bạc rồi đánh vợ con nên cực chẳng đã bà ấy mới phải làm thế. Có người còn nói hồn ma của ông vẫn lởn vỏn quanh ngôi nhà, ngôi nhà mà sau này tôi không bao giờ dám lại gần. Rồi sau đó ít lâu mẹ ông cũng mất, dân làng không nói gì, chắc mất vì già. Bà nội tôi giận bà ấy từ lâu lắm rồi, nghe nói ngày ấy khi ông tôi đi làm cách mạng thì ở nhà bà tôi bị quy địa chủ. Bà đã lén chôn những cái mâm và nồi đồng để không bị tịch thu nhưng bà Sỹ lại khai ra nên đồ thì không những bị tich thu mà bà tôi còn bị đánh cho một trận. Nghe nói sau này bà cũng không được con dâu đối xử cho đàng hoàng. Bà tôi bảo cái gì cũng có quả báo, trời rất công bằng. Bốn đứa con nhà ấy ra đi từ ngày đấy. Dòng sông thì vẫn cứ êm đềm trôi qua thời gian, trôi qua những số phận, những cuộc đời.
Khi đã lớn, mỗi lần quay lại dòng sông tôi lại thấy nó nhỏ dần, nhỏ dần. Hồi xưa mỗi lần đi đò qua sông với tôi là một sự kiện. Giờ thì chính tôi cũng phải ngạc nhiên sao nó lại nhỏ đến thế. Đúng là tôi đã lớn, đã qua nhiều dòng sông, đã đi qua nhiều biển lớn để rồi nhận ra rằng những gì ta cho là to lớn, là vĩ đại cuối cùng cũng nhỏ bé như chính chúng ta vậy. Hồi xưa đối với tôi ông là một thần tượng, ông biết cả tiếng Pháp, Nga, Anh, ông đi sang tận châu Âu, ông đi khắp đất nước chiến đấu để rồi trở về yêu quê mình hơn. Ông tôi là người uyên bác nhất làng. Cho đến một ngày khi nghe chị kể chuyện về ông, tôi buột miệng ông làm thế là sai rồi, chị tôi bảo ừ, chị cũng không hiểu sao ông làm thế; tôi chợt nhận ra rằng chúng tôi đã lớn, đã biết thế nào là đúng, thế nào là sai. Hồi xưa người lớn bảo tôi thế nào thì tôi làm thế, bảo tôi sai thì tôi biết thế. Hoá ra khi lớn lên, khi học nhiều, khi đi nhiều người ta biết nhận thức những điều mà người lớn không nói.
Có người ví cuộc đời như một dòng sông nhỏ ở một vùng quê xa xôi, rồi hoà vào dòng sông lớn hơn để rồi chảy ra biển lớn, tôi không biết mình thấy đại dương của mình chưa, tôi cũng không biết có cái gì ở bên kia đại dương. Tôi chỉ biết trước mắt tôi là một đại dương, những điều tôi chưa biết, những điều tôi muốn biết. Mẹ tôi bảo cứ đi đi rồi con sẽ thấy những điều không nhỏ bé. Đôi khi tôi cảm thấy tôi đã đi quá xa, tôi cảm thấy tôi trở nên xa lạ với những con người tôi đã cùng sống. Khi tôi nghĩ về những người bạn cùng học, đứa thì ấy chồng rồi ở nhà làm ruộng, đứa thì sang làng bên lấy chồng thợ mộc, có đứa sang Hàn Quốc xuất khẩu lao động, có đứa đi ra Vinh làm công nhân, đứa thì vào Tây Nguyên làm công trường, đứa thì sang Đài Loan làm oshin... Bố mẹ chúng thường xót xa, sao ngày xưa tụi bay giống nhau giờ con sướng thế. Tôi không sướng, tôi cũng không hơn họ, tôi chỉ may mắn hơn vì tôi đã thấy những dòng sông lớn hơn. Đôi khi tôi tự hỏi tôi có nên đi tiếp ra biển không vì tôi sợ sẽ không đến được bờ bên kia, tôi sợ sẽ đi một chặng đường dài bỏ lại sau lưng những dòng sông nhỏ để rồi khi ra biển lớn lại không biết mình đang đi về đâu. Người ta bảo quay đầu lại là bờ, vậy đâu là bến bờ của tôi?