Gaup
22-12-05, 23:57
Bổn cũ soạn lại thêm chút vĩ thanh, mời các bác cùng vào chia sẻ.
------
NHỮNG KỶ NIỆM GIÁNG SINH
Giáng sinh của Tây nói chung cũng tương tự như ngày Tết của ta là dịp thiên hạ ở xa trở về nhà, gia đình xum họp nên thường là dịp vui. Vào dịp này dân Tây mua sắm quà cáp và trang hoàng nhà cửa, gọi điện và gửi thiếp chúc mừng người thân, thăm thú những nơi thờ phụng chẳng khác mấy dân ta ngày Tết. Thế nhưng đối với dân Tây phải sống qua Tết ở Việt Nam hay Trung Quốc và dân ta phải sống dịp Giáng sinh ở đất khách, nhiều khi những dịp thế này là lại là dịp buồn chứ chẳng phải ngày vui.
Ba năm trước đây cũng đêm nay khoảng giờ này tôi đang ngồi trong một căn phòng hình hộp trong một khu nội trú của học trò. Cả khu ký túc xá kiến trúc châu Âu trung cổ lắm hành lang chật hẹp tối tăm và khúc khuỷu dẫn lên tháp chuông kiểu nhà thờ Thiên chúa từ mấy ngày trước đó đã vắng vẻ, mọi người đều đã về nhà hết. Chỉ còn lại một vài khuôn mặt châu á, Việt Nam và Trung Quốc, những người ít tiền nên dù được nghỉ ba tuần cũng đành phải ở lại, thoắt ẩn thoắt hiện khi nhà bếp lúc tầng hầm, không có việc gì làm mà cũng chẳng biết đi đâu. Nhà bếp khi trước thỉnh thoảng còn có mùi bánh pizza, mùi mỳ, mùi thịt nướng lúc này chỉ còn mùi ca la thầu ngâm xì dầu ngập ngụa chắc cậu Trung Quốc nào giữ dưới gầm giường lâu ngày bây giờ mới dám mang ra. Người Trung Quốc tả cái mùi quê hương này của họ rất giỏi khi ví nó như "vải quấn chân bà già vừa dài vừa thối", dù đi cách xa đến cả trăm mét nó vẫn bám theo, trên môi và trong tóc.
Người Việt Nam ở trong ký túc xá chỉ có mình tôi, từ mấy ngày hôm trước khi nhà ăn của trường báo cắt cơm đã lo là không hiểu trong 3 tuần tới sẽ lo liệu thế nào. Việc đầu tiên tôi làm là đi mua mấy gói to khoai tây, hai két coca cola và mấy bao thuốc mang về phòng, thả mành cửa sổ xuống, khoá trái cửa ra vào lại rồi chui vào internet, định bụng sẽ ở lì trong phòng đến lúc nào không chịu được thì thôi. Khi đói thì ăn, uống; khi mệt thì trèo lên giường ngủ; học, đọc và chơi trên web cứ liền mạch như thế nhưng không theo thời gian biểu nào cố định nên thời gian không còn là thứ tôi bận tâm, đêm hay ngày, sáng hay tối cũng không lúc nào dám chắc chắn. Căn phòng nhỏ chỉ vừa chỗ cho cái giường đơn và cái bàn học, bừa bãi sách vở, quần áo và sặc mùi khoai tây trộn lẫn khói thuốc. Máy tính thì luôn chỉ chơi các bài hát yêu đương lãng mạn Việt Nam. Lúc thiên hạ vui vẻ thì nỗi nhớ nhà của người ở xa chỉ thể hiện được bằng cách đấy.
Lại quay về nói lúc này ba năm trước, tôi đang ngủ thì nghe thấy tiếng lách tách ở đâu đó vọng vào, rất nhẹ và rất khẽ giống như tiếng bếp khi củi đun bị ướt, đều đặn và rành rọt làm tôi thức dậy. Không phải cháy vì không ngửi thấy mùi khói, cũng không phải là tôi ngủ mê. Tôi vội đưa tay ra kéo cái mành sắt cửa sổ đã mấy ngày liền ngăn cách tôi với thế giới bên ngoài. Bên ngoài đang là đêm tối và rất lạnh, chỉ đôi chỗ có ánh đèn vàng hắt bóng làm những cành cây trụi lá nổi rõ trên nền trời tối sẫm. Nhưng trên cái nền ảm đạm đó hình như có những hạt bụi gì rất trắng đang rơi nhanh và đều tạo thành một màn trắng dày đến nỗi đôi khi che khuất cả những khu nhà cách chỗ tôi đứng chỉ vài chục mét. Phải một lúc tôi mới nhận ra đấy là tuyết đầu mùa bắt đầu rơi và tiếng lách tách kia là tiếng của những bông tuyết khi chạm xuống đất.
Chưa đầy một phút sau tôi đã mặc xong quần áo ấm rồi chạy ngay ra khỏi cửa xuống dưới đất. Tuyết đã rơi thành một lớp mỏng trên mặt đất và vẫn tiếp tục rơi. Trời hoàn toàn không có gió nên những bông tuyết rơi rất thẳng, tiếng lách tách càng to hơn khi ở bên ngoài. Lúc này, cảm giác cô đơn đã nhường chỗ cho sự phấn khích cao độ. Tuyết bám đầy tóc và mặt, tôi hớn hở cười to chạy thật nhanh qua một cái sân rộng nơi tượng của ông hói hiệu trưởng đầu tiên của trường cũng đã được tuyết đội lên cho một bộ tóc giả trắng uy nghi. Bên kia sân là phòng ở của một người bạn cũng lớp người Trung Quốc tên là Liêu Minh, lúc đó cũng đã ra khỏi phòng tay lăm lăm máy ảnh. Bắt đầu xuất hiện lố nhố những bóng người chui ra từ các ô cửa tối đen, tất cả đều đổ dồn về khoảng sân nhỏ nằm giữa khu nhà cổ, ai cũng cười cũng nói, có người còn hát, tiếng ầm ồ Trung Quốc lẫn với tiếng thánh thót châu Phi.
Liêu Minh, 27 tuổi, thành công chủ yếu là nhờ cần cù, ghé sát tai tôi nói: G. ạ, người Trung Quốc tao hay nói nhìn thấy tuyết đầu mùa giống như con trai lần đầu nhìn thấy phụ nữ...mặc complet hài nhi- rồi cười rất to và khoái trá. Tôi phải thú thực ngay với anh bạn lắm chuyện là tôi chưa nhìn thấy khoản hai bao giờ nên chưa thể biết người Tầu các anh có sâu sắc lắm không trong tương quan so sánh rất khập khiễng đó. Anh Liêu và tôi chụp ảnh loạn xạ cho nhau, chẳng mấy chốc tuyết đã rơi đủ dầy để có thể bốc lên đầy tay. Mọi người bốc tuyết xoa lên mặt nhau, tôi còn thả tuyết vào cổ áo anh bạn bành trướng làm anh cười như nắc nẻ. Chúng tôi mấy anh học trò châu á xa cơm và thức ăn của gia đình nên đều gầy gò, tuyết rơi qua cổ áo là xuống ngay đến bàn chân, trong lúc rơi như thế gây ra lắm điều rất khó chịu.
Tôi về phòng mình rồi để cả cửa sổ và cửa ra vào mở toang, tắt điện rồi kéo ghế ra ngồi cạnh cửa sổ. Khi đã ngồi trong bóng tối tôi châm một điếu thuốc hit một hơi rồi thả khói ra ngoài. Khói thuốc đan xen với màn trắng của những bông tuyết rơi lúc này đã dày đặc hơn rất nhiều. Bên ngoài không còn gì khác ngoài một màn trắng đục và chuyển động không ngừng. Tiếng lách tách khi nãy cũng không còn nữa bây giờ tuyết đã cao đến mười phân trên mặt đất. Sự phấn khích đã qua, tôi giờ lại thấy cô đơn trở lại. Tấm màn tuyết bên ngoài còn gây ra cảm giác bức bối khó chịu làm cho tôi đã một mình còn thấy một mình hơn. Lúc đó tôi chỉ mong có đựơc một tia nắng mặt trời nhiệt đới chiếu xuyên qua tấm màn trắng đan dày bên ngoài, một chút tình cảm ấm áp của lạc rang ngô nướng thời trẻ con mùa đông đốt lửa sưởi ngoài vườn, hay đơn giản hơn chỉ là sự có mặt của một ai đó bên cạnh tôi lúc đó áo tshirt phong phanh tay cầm thuốc lá cháy đỏ tàn lòng thì mơ về nơi xa cả nửa vòng trái đất. Bỗng nhiên tôi nhìn thấy từ trong màn tuyết trắng có một bóng người tha thướt mặc đồ trắng hơn cả tuyết đang bay dần về phía tôi vừa bay vừa rung chuông dậm dật từng hồi. Phải nói thêm là cửa sổ phòng tôi ở tầng hai nên chắc ngay cả ai định leo lên cũng đã hơi bị khó chứ đừng nói là bay lượn, lại nhất là con gái. Nhưng thấy cô ả tha thướt quá nên tôi vội thò tay ra nắm ngay lấy định lôi vào. Tay tôi thu về không phải là lụa áo mà chỉ ướt át những bông tuyết đầu mùa, tan ngay khi chạm vào tay người. Giật mình tôi chợt nhận ra mình vừa ngủ mê, xa xa vọng lại tiếng chuông nhà thờ đồng loạt đổ chuông mừng giáng sinh, bên ngoài tuyết vẫn rơi đều đều. Vừa thất vọng vừa tức lại vừa hơi sợ, tôi đóng cửa sổ lại, hạ mành xuống, cài và khoá cửa ra vào, nhậu một chút khoai tây nhiều muối mặn ghê người có mùi gia vị gì của Mêhicô kiểu mùi hôi nách, rồi tôi leo lên giường chui vào trong chăn. Bên ngoài chăn, giọng phương thanh vẫn phát ra từ loa máy tính, nỉ non và ai oán, "đừng xa vội xa em, đừng nói câu vĩnh biệt"...Vừa buồn vừa sợ, ghê người.
*******
Giáng sinh năm ngoái thì tôi ở Cairo bên châu Phi. Bên châu Phi thì không có tuyết nhưng trời cũng lạnh. Chỉ mấy ngày trước đó tôi mới nhận được khoản tiền lương thực sự đầu tiên nên tôi khao một vài bạn quen một bữa ăn châu á. Cairo đông người, đến 16 triệu nhưng chỉ có vài chục người Việt mà cũng chẳng có quán ăn Việt Nam nào nên chúng tôi đi đến một quán ăn Hàn Quốc. Bạn Mỹ và bạn Việt cùng chia xẻ nỗi nhớ nhà thông qua những món ăn nhiều tỏi và gia vị. Thịt bò Hàn Quốc (thực ra là nhập từ Sudan) không làm dịu được nỗi nhớ khói bún chả ăn trưa ở Hà Nội cũng như một phần tư pound double cheese steak với tương cà chua và hành thái lát ăn tối ở Arkansas. Nhưng thôi, nhớ là một chuyện, ăn uống lại là chuyện khác. Tay nâng ly rượu hâm nóng rồi lại đặt xuống thấy thương cho người Thiên chúa dòng Copt ở Ai Cập tổ chức lễ giáng sinh ở một nơi mà họ là thiểu số.
Chỉ để giữ gìn truyền thống, tôi mua một gói khoai tây to và một két coca trước khi về nhà và vào web. Tắt điện đi tôi ngồi nhai khoai tây, uống coca rồi hút thuốc vừa đọc tin thế giới kỷ niệm giang sinh trên cnn. Bên ngoài ban công là sông Nile, chạy qua thành phố vĩ đại này mệnh danh là mẹ của thế giới. Tôi thấy mình cũng lạ, đi loăng quăng loạng quạng hết mẹ này của thế giới rồi lại đến mẹ kia của thế giới--thế này mà thế giới và bố nó mà biết được thì chúng nó lại gây ra lắm chuyện phiền hà sách nhiễu. Bên kia sông là trung tâm Cairo tràn ngập ánh đèn đủ màu sắc. Cửa mở toang nên khí lạnh vào nhiều, tôi cứ ngồi thế và lại thấy một mình. Trước đó mấy ngày, Cairo vừa động đất nhẹ, tôi lại ở tầng 8 của một khu căn hộ nên hôm đó giấc ngủ cũng theo đúng truyền thống là hơi sợ. Cả cô ma tuyết và cô phương thanh đều không thấy quay lại ỉ eo ai oán gì.
*******
Trong dịp giáng sinh đầu tiên tôi kể ở trên tôi còn nhớ cùng một lúc đến 3 cô ả liền. Một cô quá quen của quá khứ, một cô mong ước của hiện tại, và một cô tò mò của tương lai. Cô mong ước cũng đã về nhà ở đâu đó xa xôi và là cô duy nhất thật sự được nhớ. Năm nay thì tôi chẳng nhớ một ai cả mà nghĩ cũng chẳng ai nhớ đến tôi, đó cũng là một sự tiến bộ đáng kể, nhưng cung hơi buồn.
Trước giáng sinh năm đó mấy ngày tôi có làm trò dại dột này, xin đọc một vài trích đoạn của những emails tôi nhận và gửi trong những ngày đó:
g@p.edu wrote:
Tôi muốn gửi cho một người bạn ở thành phố của ông một chút quà giáng sinh nhưng tôi chẳng có địa chỉ của nó, chỉ có số điện thoại và tên, ông có thể tìm được nó chăng. Xin cho biết thật sớm. Điện thoại và tên là thế này thế này thế này.
banhoa@intouch.lb wrote:
Xin gửi tới quý ông những lời chúc mừng hết sức tốt đẹp nhất cho dịp lễ sắp tới. Các cụ tằng tổ nhà quý ông (đức Allah phù hộ độ trì cho quý vị, vinh danh người) thật sự phải có phúc đức thế nào mới sinh ra được một con người hào hoa và lịch lãm như quý ông, một người thật sự biết giá trị của chất lượng và sắc đẹp cũng như có hiểu biết sâu rộng về thế giới và một thứ hết sức bác học là thư điện tử. Xin quý ông bỏ chút thời gian để nghe thông báo của chúng tôi. Chúng tôi đã tìm ra người bạn của quý ông và địa chỉ của người này(người mà khi hiện diện thì ánh trăng cũng thua kém về sắc đẹp cũng như loài blah blah blah). Chúng tôi có thể gửi phần hoa bắt đầu từ giá 30 đô la Mỹ, tuy nhiên phần quà thì có nhiều loại hơn bắt đầu từ mức 1000 đô la Mỹ. Phải chăng quý ông (đức Allah mang đến cho quý ông sự bình an và thịnh vượng, vinh danh người) muốn bắt đầu từ mức cao hơn? Chúng tôi xin gợi ý là mức 5000 đô la Mỹ.
Nô lệ của quý ông,
Hassan Abbud Habibi
g@p.edu wrote:
Thưa ông habibi kính mến (cầu đức phật thích ca mầu ni phù hộ độ trì cho gia đình ông tai qua nạn khỏi, năm mới năm me làm ăn phát đạt)
Tôi cảm ơn ông vì đã tìm ra địa chỉ của người bạn của tôi. Tôi chỉ muốn gửi hoa cho người này, không phải hoa hồng vì hình như nó có thằng nào rồi và xin cũng đừng tiết lộ danh tính của tôi. ông có thể chuyển hoa đến vào sáng ngày 24/12 được không? Nếu có hoa nào giá chừng 5 đô la một buộc thì ông chuyển giúp, nếu không thì 30 đô cũng được. Quà thì tôi đáng ra đã mua loại 10.000 đô la Mỹ nếu như tôi chưa đưa quà riêng tận tay cho cô ta. Tôi xin hẹn ông lần sau.
nghiêng mình kính cẩn và chờ đợi trả lời của ông,
GâGGâGG
banhoa@intouch.lb wrote:
Hoa đã chuyển, 30 đô cộng 10 đô tiền thuế cộng 3 đô tiền mang vác cộng 5 đô tiền taxi chở hoa cộng 4 đô tiền làm ngoài giờ cộng 7 đô tiền hao mòn máy tính cộng 2 đô (đã discount) tiền 5 email tôi gửi.
hoa cẩm chướng cánh đồng, 3 bông to. tên ông không có trong danh sách.
Hass'n
*******
Giáng sinh này thì tôi ở Hà Nội, không khoai tây mà cũng chẳng Coca. Người Hà Nội đổ ra đường rất nhiều, âu cũng là một dịp vui vẻ. Đức tin thiên chúa giáo giờ đây đã được thương mại hoá và xã hội hoá cao độ, và cái này thì nâng cái kia lên một tầm cao mới. Chẳng biết trong số những người ngoài đường hôm này có bao nhiều người thật sự hiểu biết về lịch sử của ngày lễ này hay những thăng trầm mà nó đã phải trải qua. Có thể thiên hạ ra đường vì buồn chán, chẳng có việc gì khác để làm hơn là vì cảm thấy giáng sinh là một phần của cuộc sống của họ. Tuy thế, sự buồn chán thì sinh ra sự quan tâm, quan tâm sẽ sinh ra sùng bái, sùng bái sẽ sinh ra tin tưởng mù quáng, tin tưởng mù quáng lại sinh ra tin tưởng chân thành và hiểu biết, cái này sẽ là mẹ đẻ của hàn gắn và thiện tâm.
Đêm nay tôi ra đường cũng là vì buồn chán. Cuối đêm bỗng có một món quà giáng sinh đặc biệt làm thay đổi hoàn toàn khung cảnh. Một người bạn bất ngờ trao cho tôi một cử chỉ ngọt ngào đi kèm một câu nói ngọt ngào chẳng kém. Tôi phấn khởi và xúc động như khi nhìn thấy tuyết đầu mùa rơi. Những buồn vui đổ vỡ thất vọng cuộc đời có vẻ như không còn là gánh nặng nữa. Đêm nay có bao nhiêu người khi đi thì buồn chán, khi về thì mang theo sự hàn gắn và thiện tâm giống như tôi?
*******
Dịp này cũng là dịp để nhớ về những người bạn cũ và mới, những người ngày lễ phải ở xa quê. Liêu Minh bạn tôi, bây giờ đã 30 tuổi, vẫn chưa biết nhìn thấy tuyết rơi đầu mùa thì giống cái gì nhất vì vẫn chưa một lần nhìn thấy cái đấy. Tôi cũng thế. Anh Liêu giờ đang ở Mỹ ngược xuôi bon chen để cố xin được một chân làm ngân hàng đầu tư chứng khoán để giúp đỡ và làm thoả lòng cha mẹ anh ở nhà quê Trung quốc. Khi xin vào học, anh Liêu chắc cũng như nhiều người khác, cũng hứa xoen xoet là học xong sẽ về giúp đỡ người nghèo ở quê hương, giờ có bằng cấp không mất tiền rồi anh phủi tay tuốt tuột.
Không thể trách được anh Liêu nói dối. Dầu sao cũng lại là một nạn nhân khác của chủ nghĩa thoát ly (escapism). Mong anh Liêu năm nay tuyết rơi lại nhớ đến tôi và những bông tuyết đầu mùa năm ấy.
------
NHỮNG KỶ NIỆM GIÁNG SINH
Giáng sinh của Tây nói chung cũng tương tự như ngày Tết của ta là dịp thiên hạ ở xa trở về nhà, gia đình xum họp nên thường là dịp vui. Vào dịp này dân Tây mua sắm quà cáp và trang hoàng nhà cửa, gọi điện và gửi thiếp chúc mừng người thân, thăm thú những nơi thờ phụng chẳng khác mấy dân ta ngày Tết. Thế nhưng đối với dân Tây phải sống qua Tết ở Việt Nam hay Trung Quốc và dân ta phải sống dịp Giáng sinh ở đất khách, nhiều khi những dịp thế này là lại là dịp buồn chứ chẳng phải ngày vui.
Ba năm trước đây cũng đêm nay khoảng giờ này tôi đang ngồi trong một căn phòng hình hộp trong một khu nội trú của học trò. Cả khu ký túc xá kiến trúc châu Âu trung cổ lắm hành lang chật hẹp tối tăm và khúc khuỷu dẫn lên tháp chuông kiểu nhà thờ Thiên chúa từ mấy ngày trước đó đã vắng vẻ, mọi người đều đã về nhà hết. Chỉ còn lại một vài khuôn mặt châu á, Việt Nam và Trung Quốc, những người ít tiền nên dù được nghỉ ba tuần cũng đành phải ở lại, thoắt ẩn thoắt hiện khi nhà bếp lúc tầng hầm, không có việc gì làm mà cũng chẳng biết đi đâu. Nhà bếp khi trước thỉnh thoảng còn có mùi bánh pizza, mùi mỳ, mùi thịt nướng lúc này chỉ còn mùi ca la thầu ngâm xì dầu ngập ngụa chắc cậu Trung Quốc nào giữ dưới gầm giường lâu ngày bây giờ mới dám mang ra. Người Trung Quốc tả cái mùi quê hương này của họ rất giỏi khi ví nó như "vải quấn chân bà già vừa dài vừa thối", dù đi cách xa đến cả trăm mét nó vẫn bám theo, trên môi và trong tóc.
Người Việt Nam ở trong ký túc xá chỉ có mình tôi, từ mấy ngày hôm trước khi nhà ăn của trường báo cắt cơm đã lo là không hiểu trong 3 tuần tới sẽ lo liệu thế nào. Việc đầu tiên tôi làm là đi mua mấy gói to khoai tây, hai két coca cola và mấy bao thuốc mang về phòng, thả mành cửa sổ xuống, khoá trái cửa ra vào lại rồi chui vào internet, định bụng sẽ ở lì trong phòng đến lúc nào không chịu được thì thôi. Khi đói thì ăn, uống; khi mệt thì trèo lên giường ngủ; học, đọc và chơi trên web cứ liền mạch như thế nhưng không theo thời gian biểu nào cố định nên thời gian không còn là thứ tôi bận tâm, đêm hay ngày, sáng hay tối cũng không lúc nào dám chắc chắn. Căn phòng nhỏ chỉ vừa chỗ cho cái giường đơn và cái bàn học, bừa bãi sách vở, quần áo và sặc mùi khoai tây trộn lẫn khói thuốc. Máy tính thì luôn chỉ chơi các bài hát yêu đương lãng mạn Việt Nam. Lúc thiên hạ vui vẻ thì nỗi nhớ nhà của người ở xa chỉ thể hiện được bằng cách đấy.
Lại quay về nói lúc này ba năm trước, tôi đang ngủ thì nghe thấy tiếng lách tách ở đâu đó vọng vào, rất nhẹ và rất khẽ giống như tiếng bếp khi củi đun bị ướt, đều đặn và rành rọt làm tôi thức dậy. Không phải cháy vì không ngửi thấy mùi khói, cũng không phải là tôi ngủ mê. Tôi vội đưa tay ra kéo cái mành sắt cửa sổ đã mấy ngày liền ngăn cách tôi với thế giới bên ngoài. Bên ngoài đang là đêm tối và rất lạnh, chỉ đôi chỗ có ánh đèn vàng hắt bóng làm những cành cây trụi lá nổi rõ trên nền trời tối sẫm. Nhưng trên cái nền ảm đạm đó hình như có những hạt bụi gì rất trắng đang rơi nhanh và đều tạo thành một màn trắng dày đến nỗi đôi khi che khuất cả những khu nhà cách chỗ tôi đứng chỉ vài chục mét. Phải một lúc tôi mới nhận ra đấy là tuyết đầu mùa bắt đầu rơi và tiếng lách tách kia là tiếng của những bông tuyết khi chạm xuống đất.
Chưa đầy một phút sau tôi đã mặc xong quần áo ấm rồi chạy ngay ra khỏi cửa xuống dưới đất. Tuyết đã rơi thành một lớp mỏng trên mặt đất và vẫn tiếp tục rơi. Trời hoàn toàn không có gió nên những bông tuyết rơi rất thẳng, tiếng lách tách càng to hơn khi ở bên ngoài. Lúc này, cảm giác cô đơn đã nhường chỗ cho sự phấn khích cao độ. Tuyết bám đầy tóc và mặt, tôi hớn hở cười to chạy thật nhanh qua một cái sân rộng nơi tượng của ông hói hiệu trưởng đầu tiên của trường cũng đã được tuyết đội lên cho một bộ tóc giả trắng uy nghi. Bên kia sân là phòng ở của một người bạn cũng lớp người Trung Quốc tên là Liêu Minh, lúc đó cũng đã ra khỏi phòng tay lăm lăm máy ảnh. Bắt đầu xuất hiện lố nhố những bóng người chui ra từ các ô cửa tối đen, tất cả đều đổ dồn về khoảng sân nhỏ nằm giữa khu nhà cổ, ai cũng cười cũng nói, có người còn hát, tiếng ầm ồ Trung Quốc lẫn với tiếng thánh thót châu Phi.
Liêu Minh, 27 tuổi, thành công chủ yếu là nhờ cần cù, ghé sát tai tôi nói: G. ạ, người Trung Quốc tao hay nói nhìn thấy tuyết đầu mùa giống như con trai lần đầu nhìn thấy phụ nữ...mặc complet hài nhi- rồi cười rất to và khoái trá. Tôi phải thú thực ngay với anh bạn lắm chuyện là tôi chưa nhìn thấy khoản hai bao giờ nên chưa thể biết người Tầu các anh có sâu sắc lắm không trong tương quan so sánh rất khập khiễng đó. Anh Liêu và tôi chụp ảnh loạn xạ cho nhau, chẳng mấy chốc tuyết đã rơi đủ dầy để có thể bốc lên đầy tay. Mọi người bốc tuyết xoa lên mặt nhau, tôi còn thả tuyết vào cổ áo anh bạn bành trướng làm anh cười như nắc nẻ. Chúng tôi mấy anh học trò châu á xa cơm và thức ăn của gia đình nên đều gầy gò, tuyết rơi qua cổ áo là xuống ngay đến bàn chân, trong lúc rơi như thế gây ra lắm điều rất khó chịu.
Tôi về phòng mình rồi để cả cửa sổ và cửa ra vào mở toang, tắt điện rồi kéo ghế ra ngồi cạnh cửa sổ. Khi đã ngồi trong bóng tối tôi châm một điếu thuốc hit một hơi rồi thả khói ra ngoài. Khói thuốc đan xen với màn trắng của những bông tuyết rơi lúc này đã dày đặc hơn rất nhiều. Bên ngoài không còn gì khác ngoài một màn trắng đục và chuyển động không ngừng. Tiếng lách tách khi nãy cũng không còn nữa bây giờ tuyết đã cao đến mười phân trên mặt đất. Sự phấn khích đã qua, tôi giờ lại thấy cô đơn trở lại. Tấm màn tuyết bên ngoài còn gây ra cảm giác bức bối khó chịu làm cho tôi đã một mình còn thấy một mình hơn. Lúc đó tôi chỉ mong có đựơc một tia nắng mặt trời nhiệt đới chiếu xuyên qua tấm màn trắng đan dày bên ngoài, một chút tình cảm ấm áp của lạc rang ngô nướng thời trẻ con mùa đông đốt lửa sưởi ngoài vườn, hay đơn giản hơn chỉ là sự có mặt của một ai đó bên cạnh tôi lúc đó áo tshirt phong phanh tay cầm thuốc lá cháy đỏ tàn lòng thì mơ về nơi xa cả nửa vòng trái đất. Bỗng nhiên tôi nhìn thấy từ trong màn tuyết trắng có một bóng người tha thướt mặc đồ trắng hơn cả tuyết đang bay dần về phía tôi vừa bay vừa rung chuông dậm dật từng hồi. Phải nói thêm là cửa sổ phòng tôi ở tầng hai nên chắc ngay cả ai định leo lên cũng đã hơi bị khó chứ đừng nói là bay lượn, lại nhất là con gái. Nhưng thấy cô ả tha thướt quá nên tôi vội thò tay ra nắm ngay lấy định lôi vào. Tay tôi thu về không phải là lụa áo mà chỉ ướt át những bông tuyết đầu mùa, tan ngay khi chạm vào tay người. Giật mình tôi chợt nhận ra mình vừa ngủ mê, xa xa vọng lại tiếng chuông nhà thờ đồng loạt đổ chuông mừng giáng sinh, bên ngoài tuyết vẫn rơi đều đều. Vừa thất vọng vừa tức lại vừa hơi sợ, tôi đóng cửa sổ lại, hạ mành xuống, cài và khoá cửa ra vào, nhậu một chút khoai tây nhiều muối mặn ghê người có mùi gia vị gì của Mêhicô kiểu mùi hôi nách, rồi tôi leo lên giường chui vào trong chăn. Bên ngoài chăn, giọng phương thanh vẫn phát ra từ loa máy tính, nỉ non và ai oán, "đừng xa vội xa em, đừng nói câu vĩnh biệt"...Vừa buồn vừa sợ, ghê người.
*******
Giáng sinh năm ngoái thì tôi ở Cairo bên châu Phi. Bên châu Phi thì không có tuyết nhưng trời cũng lạnh. Chỉ mấy ngày trước đó tôi mới nhận được khoản tiền lương thực sự đầu tiên nên tôi khao một vài bạn quen một bữa ăn châu á. Cairo đông người, đến 16 triệu nhưng chỉ có vài chục người Việt mà cũng chẳng có quán ăn Việt Nam nào nên chúng tôi đi đến một quán ăn Hàn Quốc. Bạn Mỹ và bạn Việt cùng chia xẻ nỗi nhớ nhà thông qua những món ăn nhiều tỏi và gia vị. Thịt bò Hàn Quốc (thực ra là nhập từ Sudan) không làm dịu được nỗi nhớ khói bún chả ăn trưa ở Hà Nội cũng như một phần tư pound double cheese steak với tương cà chua và hành thái lát ăn tối ở Arkansas. Nhưng thôi, nhớ là một chuyện, ăn uống lại là chuyện khác. Tay nâng ly rượu hâm nóng rồi lại đặt xuống thấy thương cho người Thiên chúa dòng Copt ở Ai Cập tổ chức lễ giáng sinh ở một nơi mà họ là thiểu số.
Chỉ để giữ gìn truyền thống, tôi mua một gói khoai tây to và một két coca trước khi về nhà và vào web. Tắt điện đi tôi ngồi nhai khoai tây, uống coca rồi hút thuốc vừa đọc tin thế giới kỷ niệm giang sinh trên cnn. Bên ngoài ban công là sông Nile, chạy qua thành phố vĩ đại này mệnh danh là mẹ của thế giới. Tôi thấy mình cũng lạ, đi loăng quăng loạng quạng hết mẹ này của thế giới rồi lại đến mẹ kia của thế giới--thế này mà thế giới và bố nó mà biết được thì chúng nó lại gây ra lắm chuyện phiền hà sách nhiễu. Bên kia sông là trung tâm Cairo tràn ngập ánh đèn đủ màu sắc. Cửa mở toang nên khí lạnh vào nhiều, tôi cứ ngồi thế và lại thấy một mình. Trước đó mấy ngày, Cairo vừa động đất nhẹ, tôi lại ở tầng 8 của một khu căn hộ nên hôm đó giấc ngủ cũng theo đúng truyền thống là hơi sợ. Cả cô ma tuyết và cô phương thanh đều không thấy quay lại ỉ eo ai oán gì.
*******
Trong dịp giáng sinh đầu tiên tôi kể ở trên tôi còn nhớ cùng một lúc đến 3 cô ả liền. Một cô quá quen của quá khứ, một cô mong ước của hiện tại, và một cô tò mò của tương lai. Cô mong ước cũng đã về nhà ở đâu đó xa xôi và là cô duy nhất thật sự được nhớ. Năm nay thì tôi chẳng nhớ một ai cả mà nghĩ cũng chẳng ai nhớ đến tôi, đó cũng là một sự tiến bộ đáng kể, nhưng cung hơi buồn.
Trước giáng sinh năm đó mấy ngày tôi có làm trò dại dột này, xin đọc một vài trích đoạn của những emails tôi nhận và gửi trong những ngày đó:
g@p.edu wrote:
Tôi muốn gửi cho một người bạn ở thành phố của ông một chút quà giáng sinh nhưng tôi chẳng có địa chỉ của nó, chỉ có số điện thoại và tên, ông có thể tìm được nó chăng. Xin cho biết thật sớm. Điện thoại và tên là thế này thế này thế này.
banhoa@intouch.lb wrote:
Xin gửi tới quý ông những lời chúc mừng hết sức tốt đẹp nhất cho dịp lễ sắp tới. Các cụ tằng tổ nhà quý ông (đức Allah phù hộ độ trì cho quý vị, vinh danh người) thật sự phải có phúc đức thế nào mới sinh ra được một con người hào hoa và lịch lãm như quý ông, một người thật sự biết giá trị của chất lượng và sắc đẹp cũng như có hiểu biết sâu rộng về thế giới và một thứ hết sức bác học là thư điện tử. Xin quý ông bỏ chút thời gian để nghe thông báo của chúng tôi. Chúng tôi đã tìm ra người bạn của quý ông và địa chỉ của người này(người mà khi hiện diện thì ánh trăng cũng thua kém về sắc đẹp cũng như loài blah blah blah). Chúng tôi có thể gửi phần hoa bắt đầu từ giá 30 đô la Mỹ, tuy nhiên phần quà thì có nhiều loại hơn bắt đầu từ mức 1000 đô la Mỹ. Phải chăng quý ông (đức Allah mang đến cho quý ông sự bình an và thịnh vượng, vinh danh người) muốn bắt đầu từ mức cao hơn? Chúng tôi xin gợi ý là mức 5000 đô la Mỹ.
Nô lệ của quý ông,
Hassan Abbud Habibi
g@p.edu wrote:
Thưa ông habibi kính mến (cầu đức phật thích ca mầu ni phù hộ độ trì cho gia đình ông tai qua nạn khỏi, năm mới năm me làm ăn phát đạt)
Tôi cảm ơn ông vì đã tìm ra địa chỉ của người bạn của tôi. Tôi chỉ muốn gửi hoa cho người này, không phải hoa hồng vì hình như nó có thằng nào rồi và xin cũng đừng tiết lộ danh tính của tôi. ông có thể chuyển hoa đến vào sáng ngày 24/12 được không? Nếu có hoa nào giá chừng 5 đô la một buộc thì ông chuyển giúp, nếu không thì 30 đô cũng được. Quà thì tôi đáng ra đã mua loại 10.000 đô la Mỹ nếu như tôi chưa đưa quà riêng tận tay cho cô ta. Tôi xin hẹn ông lần sau.
nghiêng mình kính cẩn và chờ đợi trả lời của ông,
GâGGâGG
banhoa@intouch.lb wrote:
Hoa đã chuyển, 30 đô cộng 10 đô tiền thuế cộng 3 đô tiền mang vác cộng 5 đô tiền taxi chở hoa cộng 4 đô tiền làm ngoài giờ cộng 7 đô tiền hao mòn máy tính cộng 2 đô (đã discount) tiền 5 email tôi gửi.
hoa cẩm chướng cánh đồng, 3 bông to. tên ông không có trong danh sách.
Hass'n
*******
Giáng sinh này thì tôi ở Hà Nội, không khoai tây mà cũng chẳng Coca. Người Hà Nội đổ ra đường rất nhiều, âu cũng là một dịp vui vẻ. Đức tin thiên chúa giáo giờ đây đã được thương mại hoá và xã hội hoá cao độ, và cái này thì nâng cái kia lên một tầm cao mới. Chẳng biết trong số những người ngoài đường hôm này có bao nhiều người thật sự hiểu biết về lịch sử của ngày lễ này hay những thăng trầm mà nó đã phải trải qua. Có thể thiên hạ ra đường vì buồn chán, chẳng có việc gì khác để làm hơn là vì cảm thấy giáng sinh là một phần của cuộc sống của họ. Tuy thế, sự buồn chán thì sinh ra sự quan tâm, quan tâm sẽ sinh ra sùng bái, sùng bái sẽ sinh ra tin tưởng mù quáng, tin tưởng mù quáng lại sinh ra tin tưởng chân thành và hiểu biết, cái này sẽ là mẹ đẻ của hàn gắn và thiện tâm.
Đêm nay tôi ra đường cũng là vì buồn chán. Cuối đêm bỗng có một món quà giáng sinh đặc biệt làm thay đổi hoàn toàn khung cảnh. Một người bạn bất ngờ trao cho tôi một cử chỉ ngọt ngào đi kèm một câu nói ngọt ngào chẳng kém. Tôi phấn khởi và xúc động như khi nhìn thấy tuyết đầu mùa rơi. Những buồn vui đổ vỡ thất vọng cuộc đời có vẻ như không còn là gánh nặng nữa. Đêm nay có bao nhiêu người khi đi thì buồn chán, khi về thì mang theo sự hàn gắn và thiện tâm giống như tôi?
*******
Dịp này cũng là dịp để nhớ về những người bạn cũ và mới, những người ngày lễ phải ở xa quê. Liêu Minh bạn tôi, bây giờ đã 30 tuổi, vẫn chưa biết nhìn thấy tuyết rơi đầu mùa thì giống cái gì nhất vì vẫn chưa một lần nhìn thấy cái đấy. Tôi cũng thế. Anh Liêu giờ đang ở Mỹ ngược xuôi bon chen để cố xin được một chân làm ngân hàng đầu tư chứng khoán để giúp đỡ và làm thoả lòng cha mẹ anh ở nhà quê Trung quốc. Khi xin vào học, anh Liêu chắc cũng như nhiều người khác, cũng hứa xoen xoet là học xong sẽ về giúp đỡ người nghèo ở quê hương, giờ có bằng cấp không mất tiền rồi anh phủi tay tuốt tuột.
Không thể trách được anh Liêu nói dối. Dầu sao cũng lại là một nạn nhân khác của chủ nghĩa thoát ly (escapism). Mong anh Liêu năm nay tuyết rơi lại nhớ đến tôi và những bông tuyết đầu mùa năm ấy.